#STAYHOME: CHIA SẺ KINH NGHIỆM GIẶT ÁO SƠ MI BẰNG MÁY GIẶT.

#STAYHOME: CHIA SẺ KINH NGHIỆM GIẶT ÁO SƠ MI BẰNG MÁY GIẶT.

Cập nhật ngày 25.10.2021


Việc giặt giũ thời hiện đại đã trở nên đơn giản rất nhiều, không mất quá nhiều công sức nhờ vào sự giúp đỡ của máy giặt. Tuy nhiên, một số người kỹ tính hơn vẫn thường chọn lựa cách giặt tay truyền thống cho một số loại quần áo, chẳng hạn như áo sơ mi, vì sợ bị nhăn, mất form hoặc hư vải,…. Bài viết này mình chia sẻ kinh nghiệm giặt áo sơ mi bằng máy giặt sao cho hiệu quả, tránh mất dáng, cũng như cách lựa chọn các chế độ phù hợp cho quần áo.

Trước khi giặt, lưu ý các ký hiệu ghi trên áo


Trên mỗi chiếc áo sơ mi mua ở cửa hàng đều sẽ có một chiếc tem nhãn dán chăm sóc quần áo nhỏ đi kèm. Trên nhãn này có ghi đầy đủ thông tin của loại vải, cách chăm sóc, giặt giũ mà nhà sản xuất khuyên người dùng áo dụng.

  • Nếu nhãn có ghi Machine Wash (Máy giặt) hoặc biểu tượng một cái xô đầy nước thì có thể an tâm giặt máy.
  • Nếu thấy dòng chữ Dry Clean Only (Chỉ giặt khô) hoặc Do Not Wash (Không giặt) hoặc biểu tượng cái xô có chữ X thì nên mang áo đến tiệm giặt khô. Đồ thuộc dạng này thì thường tốn kém hơn dạng thường.
  • Nếu thấy Hand Wash Only (Chỉ giặt tay) thì không nên giặt máy.

Bên cạnh đó, trước khi cho vào giặt nhớ kiểm tra túi áo xem có vật dụng gì còn sót lại không. Nếu giấy tờ thì bột giấy sẽ bám dính vào áo phải giựt lại, còn nếu là các vật kim loại thì có thể làm rách áo.

Phân loại áo trắng và áo màu


Có lẽ là ai cũng biết áo trắng với áo màu khi giặt chung sẽ bị lem màu lẫn nhau, nhưng không phải ai cũng để ý và kỹ càng trong việc phân loại áo trước khi giặt.
Áo trắng sau một thời gian mặc và chăm sóc không kỹ sẽ bị ám vàng. Việc giặt lẫn lộn các loại màu áo nhanh khiến áo trắng mất đi vẻ trắng sáng ban đầu hơn, cho dù đồ của bạn thuộc dạng không ra màu.
Với những chiếc áo sơ mi sọc hoặc có viền sọc cũng nên phân biệt với nhau. Sơ mi trắng có sọc màu thì giặt với áo sơ mi trắng, áo sơ mi màu có sọc trắng thì giặt cùng với áo màu.

Mẹo giặt cổ và ống tay áo


Cổ áo và ống tay áo là 2 bộ phận khó giặt những thường bám bẩn. Những vết bẩn để ngày qua ngày bị đổi mà, ố vàng và khó xử lý hơn.
Nếu phát hiện có vết bám bẩn ở 2 vị trí này, nên nhanh chóng xử lý thủ công trước khi cho vào máy. Dùng bàn chải đánh răng chà bột giặt hoặc muối ăn lên những vết bẩn này. Bàn chải đánh răng có đầu lông mềm không gây sần, tróc vải, muối có tác dụng giúp áo bền màu và sạch.

Giữ form áo khi giặt máy


Nên cài các khuy áo trước khi cho vào máy giặt, nhất là ở phần cổ á và tay áo, đây là bộ phận vải cứng nhất trên áo. Việc cài khuy sẽ hạn chế được tính trạng gãy gập.
Chọn chế độ giặt phù hợp với áo sơ mi, chọn chế độ vắt vừa phải, không nên cho máy vắt quá mạnh sẽ làm nhăn, nhàu, khó ủi và mất dáng.
Nếu điều kiện cho phép, nên để sơ mi vào trong túi giặt. Cách làm này giúp sơ mi hạn chế đồ quấn vào nhau. Bên cạnh đó, dùng túi giặt còn hạn chế tình trạng hư tổn cho sơ mi khi giặt máy.
Giũ thật phẳng áo trước khi phơi. Với áo sơ mi màu khi phơi nên tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào. Lộn bề trái của áo lại khi phơi cũng là cách hạn chế phai màu áo khi phơi lâu dưới nắng.

Tận dụng các chức năng trên máy giặt một cách hiệu quả


Nhiều người dùng máy giặt bằng cách đơn giản nhất là chọn chế độ Tự dộng có sẵn trên máy để giặt tất cả mọi thứ. Có khi dùng máy mấy năm mà không điều chỉnh gì ở bảng điều khiển. Với nhiều loại quần áo có chất liệu khác nhau, cùng để chung và giặt Tự động đôi khi sẽ không làm sạch hiệu quả được

Các chức năng được trang bị trên máy giặt sẽ phát huy tác dụng tối đa khi người dùng sử dụng phù hợp. Thay vì chỉ chọn Tự đồng, mình khuyên các bạn nên thử chọn một vài tính năng thông dụng khác trên máy cho các trường hợp tương ứng:

  • Hỗn hợp: Giặt quần áo với nhiều loại khác nhau ở mức độ ít dơ và không có đồ ra màu.
  • Vải Cotton: Phù hợp cho các loại vải Cotton như áo sơ mi, khăn, đồ lót, hoặc đồ bám bẩn nhiều…
  • Giặt nhanh: Phù hợp cho quần áo ít dơ, cần giặt để có dùng sau đó. Ví dụ như đồng phục đi học hoặc đi làm quên giặt nhưng sáng cần có để mặt đi học, đi làm.
  • Hẹn giờ – Delay: Tính năng này ít người chọn nhưng nó cực kỳ hiệu quả cho những bạn ở nhà một mình hoặc đi làm bận rộn, không có máy sấy nhưng không muốn đồ hôi do không thể phơi ngay.

Ví dụ: Đi làm về trễ, tầm 23h mới giặt đồ, thay vì phải canh đến khuya để phơi hoặc để tới sáng thì có thể tính toán hẹn giờ phù hợp. Hẹn thêm 6h để lúc 7h sáng thức dậy mới là lúc máy vừa giặt xong. Như vậy, vừa đủ khoa học và vừa tiện, đồ không bị ủ lâu trong máy sau khi giặt.

  • Đồ trẻ em: Máy giặt đã có chế độ này thì ngạị gì mà phụ huynh không lựa chọn. Hầu hết các hãng sản xuất đều có sự tính toán và tối ưu cho các loại đồ đạc khác nhau để đưa ra tính năng phù hợp cho người dùng. Chọn chế độ giặt đồ trẻ em để máy tự set up nhiệt độn nước, độ mạnh khi giặt, tốc độ vắt,…. phù hợp, không làm hư đồ và tối ưu cho da nhạy cảm của trẻ.
  • Giặt hơi nước: Chế độ giặt này giúp quần áo đỡ nhăn, hết mùi hôi và diệt khuẩn. Phù hợp giặt cho các loại áo sơ mi mà không muốn máy giặt làm mất dáng áo.
    Ở máy giặt mới của AQUA cũng có trang bị chế độ này, nó được đặt tên là Stream – Giặt hơi.
  • Chế độ diệt khuẩn: Đây là tính năng mới. hiện được nhiều hãng chú trọng. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh, người dùng càng quan tâm đến diệt khuẩn hơn bao giờ hết. Chế độ diệt khuẩn của mỗi loại máy, của mỗi hãng sẽ dùng cách thức và công nghệ khác nhau. Tuy nhiên, tất cả đều có cùng một mục đích là diệt khuẩn, nấm mốc, khử mùi và bảo vệ quần áo sạch sẻ, tránh gây hại cho dai, hạn chế dị ứng,…


Công nghệ diệt khuẩn trên máy giặt AQUA dựa có tên gọi là Nano Ag+. Thông qua việc ứng dụng công nghệ Nano, các phân tử bạc Ag+ được sinh ra từ mâm giặt giúp tiêu diệt vi khuẩn, nấm mốc gây mùi hôi. Từ đó, quần áo được sạch sẻ va an toàn cho sức khoẻ
Ngoài ra, nhớ vệ sinh lòng giặt định kỳ để giúp lòng giặt sạch sẽ, loại bỏ nấm mốc, với khuẩn và cặn vải,… tích tụ sau nhiều lần sử dụng. Đơn giản chỉ bằng vài thao tác mà trên máy giặt hiện đại nào cũng có trang bị.
Với bạn nào dùng máy giặt AQUA, tính năng vệ sinh lòng giặt được chú thích ở ngay bảng điều khiển. Ngoài ra, máy còn trang bị tính năng tự động vệ sinh mặt sau của cửa lồng giặt Smart Dual Spray. Các tia nước sẽ tự động rửa sạch xơ vải còn sót lại ở khu vực mặt trong cửa/vòng đệm sau mỗi lần giặt, loại bỏ xơ vải bám vào quần áo ở lần giặt sau.

Giặt nước nóng làm sạch khuẩn và lưu ý nhiệt độ khi giặt máy


Nước nóng giúp làm sạch sâu quần áo và ngăn ngừa vi khuẩn nấm mốc, hạn chế dị ứng đối với da nhạy cảm hoặc da em bé.
Tuỳ thuộc vào từng loại quần áo khác nhau mà có mức nhiệt độ phù hợp:

  • Từ 30 – 40 độ C: Phù hợp cho quần áo có vải mỏng, sợi tổng hợp, đồ len nguyên chất, dễ bay màu,…
  • Ở 40 độ C: Phù hợp với vải cotton, chăn, ga trải giường,…
  • Từ 40 – 60 độ: Phù hợp với quần áo có chất liệu từ sợi tổng hợp, da như khăn tắm, đồ lót, nệm,….
  • Ở 60 độ C: Phù hợp quần áo từ vải cotton, vải bền màu, vải bông, vải lanh.
  • Từ 60 – 95 độ C: Đồ trẻ em hoặc quần áo được làm từ vải không bay màu như áo sơ mi trắng,…

Đa số máy giặt hiện đại đều trang bị tính năng giặt nước nóng đi kèm. Chẳng hạn như với máy giặt AQUA, cho phép người dùng lựa chọn dãi nhiệt độ từ 60-90 độ C, giúp tăng cường khả năng loại bỏ vết bẩn cứng khi thẩm thấu qua sợi vải. Nhiệt độ cao cũng giúp diệt khuẩn hiệu quả.
Mình chia sẻ một vài điều mình biết và áp dụng với máy giặt ở nhà, hy vọng giúp ích được cho anh em. Anh em có những mẹo, thủ thuật hay kinh nghiệm nào khác thì chia sẻ với mình ở phần bình luận nhá!