MẸO BẢO QUẢN SẢN PHẨM ĐÚNG CÁCH TRONG MÙA DỊCH

MẸO BẢO QUẢN SẢN PHẨM ĐÚNG CÁCH TRONG MÙA DỊCH

Cập nhật ngày 14.09.2021

Thời gian tối đa để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách, tránh nhiễm khuẩn trong mùa dịch
Mỗi loại thực phẩm sẽ có thời gian hư hỏng riêng biệt. Tủ lạnh là nơi giúp lưu trữ thực phẩm lâu hơn, tuy nhiên chúng ta cũng cần lưu ý thời gian tối đa để dùng dần, tránh lãng phí hay ảnh hưởng đến sức khoẻ. Đặc biệt, trong giai đoạn giãn cách xã hội, người tiêu dùng mua và dự trữ rất nhiều thực phẩm để chế biến các bữa ăn cho gia đình. Cho nên chúng ta cần quan tâm đến việc làm sao bảo quản thực phẩm đúng cách, tránh nhiễm khuẩn và bảo vệ được cho sức khoẻ.

aqua_tu_lanh.jpg
Tủ lạnh với mức nhiệt độ lý tưởng của nó chỉ giúp chúng ta bảo quản thực phẩm được lâu hơn so với việc để ngoài tự nhiên. Nên chúng ta đừng lầm tưởng rằng tủ lạnh là 1 thiết bị thần kỳ có thể giữ được mọi thứ an toàn và sạch sẻ, đừng nghĩ bất cứ thực phẩm gì cũng có thể bảo quản hiệu quả trong tủ lạnh.
Trong một vài trường hợp nếu sử dụng không đúng cách chúng ta có thể vô tình biến chiếc tủ lạnh trở thành con dao hai lưỡi, trở thành tác nhân gián tiếp gây hại cho sức khoẻ của gia đình. Các thực phẩm bảo quản trong thời gian dài, hết thời hạn, giảm chất lượng và thậm chí nhiễm khuẩn có khả năng gây ra ngộ độc khi dùng.

download.png
Nhiệt độ thấp trong tủ lạnh có thể là môi trường tốt cho sự tồn tại của một vài loại vi khuẩn từ thực phẩm như Listeria monocytogens, thường có trong trứng, thịt, sữa, rau, kem,… Khi bảo quản thực phẩm không đúng cách hay quá lâu, chúng sẽ sinh sôi, phát triển và gây ra những nguy cơ tiềm ẩn.
Ngoài ra, hành động lấy thức ăn ra vào, đóng mở tủ lạnh cũng sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho các loại vi khuẩn sinh sôi. Đó là lý do vì sao nhiều chiếc tủ lạnh hiện đại phải trang bị công nghệ diệt khuẩn để đảm bảo an toàn hơn. Chẳng hạn như công nghệ khử mùi diệt khuẩn Deo Fresh Pro của AQUA, được cải tiến từ Deo Fresh, tích hợp thêm đá tourmaline có tác dụng diệt khuẩn.

Nhiễm khuẩn chéo (Bacterial cross-contamination) là sự chuyển giao của vi khuẩn, virus từ bề mặt đã nhiễm khuẩn sang một bề mặt mới. Quá trình đó có thể diễn ra từ loại thực phẩm này đến thực phẩm khác, từ thiết bị như dao, thớt, mặt bàn,… đến thực phẩm hoặc từ người dùng đến thực phẩm.

thucpham.jpg
Nhiễm khuẩn chéo trong tủ lạnh thường xảy ra do cách sắp xếp thực phẩm thiếu khoa học, từ thói quen để lẫn lộn thực phẩm tươi sống với thực phẩm chín hoặc rau, trái cây. Khi đó, các loại vi khuẩn còn trong thực phẩm sống do quá trình sơ chế có điều kiện sinh sôi, phát triển và di chuyển trực tiếp sang các thực phẩm chín.
Các vi khuẩn trên thực phẩm tươi sống bị tiêu diệt khi được chế biến, nấu chín, nhưng chúng sẽ còn lại đối với rau ăn sống, trái cây, hoặc thức ăn thừa được hâm nóng sơ sài.

Trường hợp nhẹ có thể gây đau đầu, khó chịu dạ dày, buồn nôn và tiêu chảy nên cần bù nước đúng cách.
Nghiêm trọng hơn tiêu chảy nhiều ngày, sốt, mất nước, suy nội tạng và thậm chí tử vong.
Cho nên khi có dấu hiệu sức khoẻ nên chủ động đến các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.

11.jpg

  • Tránh để thực phẩm sống và chín cùng với nhau.
  • Cần bảo quản thực phẩm tươi sống trong hộp kín hoặc túi zip ở kệ dưới cùng của tủ lạnh để ngăn nước từ thịt chảy vào các thực phẩm khác.
  • Tránh mua thực phẩm gần đến ngày hết hạn, trừ khi có ý định dùng ngay.
  • Thực phẩm thừa chỉ nên bảo quản trong tủ lạnh trong vòng 2 đến 3 ngày và nấu lại ở nhiệt độ thích hợp trước khi ăn.

 

StockSnap_30DIV2QY3M.jpg
Thịt, cá, trứng, sữa, rau, củ, quả, thức ăn nấu chín,…. mỗi loại đều có thời hạn khác nhau khi bảo quản trong tủ lạnh. Mình đã tham khảo và liệt kê khoảng thời gian ước tính của từng loại thực phẩm riêng biệt ở bảng bên dưới. Tuỳ vào chất lượng, từng hoàn cảnh và môi trường cụ thể mà thời gian bên dưới sẽ có sự chênh lệch, không thể đáp ứng đúng chính xác 100%.

Thời gian tối đa bảo quản các loại thực phẩm trong tủ lạnh